Ngọc dung tán gồm các vị Bạch sửu, bột đậu xanh, Tế tân, Bạch truật, Cương tàm (con tằm khô – ND). Vân linh, mỗi thứ 60 gam; phân chim ưng, Bạch đinh hương mỗi thứ 30 gam; Kinh giới, Phòng phong, Độc hoạt, Khương hoạt, mỗi thứ 15 gam; đem nghiền tất cả các vị thuốc trên thành bột, trộn đều với sữa bò tươi, bôi lên mặt vào sáng sớm và tối, đồng thời dùng một miếng bạch ngọc nhẵn thường xuyên xát trên da mặt, làm như vậy sẽ có hiệu quả rõ rệt chữa khỏi bệnh tàn nhang. Phương pháp này là do nhà Trung y lão thành nổi tiếng Triệu Bính Nam cung cấp.
Bài thuốc dừng Chu sa ưu chất
Chu sa ưu chất nghiền thành bột, trộn đều với mật trắng, hàng ngày trước khi đi ngủ bôi lên mặt, sớm hôm sau ngủ dậy rửa sạch thuốc đi. Bài thuốc này lấy trong cuốn “Thiên kim yếu phương” (nghĩa là “Một nghìn bài thuốc quan trọng” – ND), có thể tư nhuận da, tiêu trừ tàn nhang, hiệu quả rất tốt.
Cách dùng Hắc khiên ngưu để bôi: Hắc khiên ngưu là hạt giống cây hoa khiên ngưu. Hạt giống cây hoa khiên ngưu có 2 loại màu trắng và màu đen, loại màu trắng gọi là “Bạch sửu”, loại màu đen gọi là “Hắc sửu” (đều là tên gọi vị thuốc Đông y có bán tại các cửa hàng thuốc Bắc – ND). Bài thuốc này dùng hạt giống cây hoa khiên ngưu nghiền thành bột, hòa trộn đều với lòng trắng trứng gà, bôi lên mặt để qua đêm, sáng sớm ngủ dậy rửa sạch đi, có thể làm cho mặt trở nên mịn màng nhẵn nhụi trông rạng rỡ hẳn lên, không sinh ra các nốt ban lấm chấm. Bài thuốc này lấy trong cuốn “Trích Huyền phương”.
Dùng bài thuốc gồm các vị
Bạch chỉ, hoà cúc ngọt, mồi thứ 9 gam, Châu nhi phấn 15 gam, Bạch quả 20 quả, táo tầu 15 quả, tụy lợn 1 cái. Phương pháp điều chế: Hoa cúc bỏ cuống đi, Châu nhi phấn đem nghiền nhỏ, tất cả các vị thuốc trên đều giã nát, trộn thất đều với nhau. Cho mật ong và rượu khuấy lẫn rồi đun cách thủy cho dừ, cho thêm vào đó bột thuốc đã nghiền nhỏ, hấp qua để dùng dần. Mỗi buổi tối sau khi rửa mặt, bôi thuốc lên mặt, sáng hôm sau ngủ dậy rửa sạch mặt, như vậy da mặt sẽ mịn màng, sáng sủa, trừ được vết tàn nhang. Bài thuốc này lấy trong bộ sách “Cảnh Nhạc toàn thư ” của nhà y học vĩ đại rất nổi tiếng triều Minh ở Trung Quốc biên soạn (quyển 64 trong bộ sách này, ở đây chỉ lấy ra 1 bài về chữa bệnh tàn nhang. Nếu dùng không thấy kết quả như mong muốn thì không chọn dùng bài thuốc này).