Máu tích tụ nhiều

Máu tích tụ nhiềuTập luyện quá sức, quá mệt có thể làm cho mất ngủ hoặc buồn ngủ triền miên
Đấy chưa phải là dấu hiệu bệnh lý, mà chỉ do máu tích tụ nhiều và phồng căn mà thôi. Tập luyện thể dục thể thao nhiều và đều sẽ nâng cao sự lưu chuyển của máu trong cơ thể, làm cho khí huyết lưu thông.
Tuy vậy, gặp những trường hợp ấy cũng nên tập nhẹ đi và thở sâu. Nếu đau cứ kéo dài hay lặp lại, đặc biệt là vùng dưới sườn, cần ghi vào nhật ký, có thể là do rối loạn chức năng của gan. Sau tập luyện nếu cứ đau như thế hoặc chóng mặt thì cần hỏi thầy thuốc hoặc hướng dẫn viên.
Theo cách nói sinh động của Páp-lốp, giấc ngủ là người “bảo vệ” của hệ thống thần kinh. Tập luyện quá sức (quá mệt) có thể làm cho mất ngủ hoặc buồn ngủ triền miên. Do đó phải ghi nhớ khoảng thời gian ngủ được và đặc điểm giấc ngủ (sâu, ngắt quãng, nằm mê, không yên, không ngủ được…). Tắm (nhất là tắm nước nóng) hoặc đi dạo ngoài trời sau tập luyện dễ làm ngủ ngon.
Trọng lượng cơ thể là một trong những tiêu chí đánh giá mức, hiệu quả tập luyện cũng như chế độ dinh dưỡng. Sau hơn 4 tháng đầu tập luyện, thường giảm cân khoảng 2 – 3% do rút nước và mỡ thừa trong cơ thể. Sau một buổi tập nặng, cơ thể giảm khoảng 1kg hoặc hơn nữa… Qua một ngày có thể hồi phục tương đối nhưng không hoàn toàn. Cùng một khối lượng vận động, người có trình độ luyện tập càng cao, giảm cân càng ít. Nếu tăng hoặc giảm cân rõ, kèm theo cảm giác sức khỏe xấu, ăn không ngon, ngủ không yên thì có thể là do quá sức, chế độ sinh hoạt, làm việc, luyện tập không thích hợp hoặc đã có bệnh.
Nên cân ít nhất một tuần một lần vào một thời gian nhất định (thường vào lúc sáng vừa thức dậy, chưa ăn sáng) và cả trước và ngay sau khi tập để đánh giá mức hồi phục qua trọng lượng cơ thể, nếu sút đi nhiều, kéo dài có thể do ốm hoặc quá sức. Từng người có thể đánh giá theo 3 mức: bình thường, tăng hoặc giảm.
Tập có hệ thống cũng làm cho sức mạnh cơ tăng. Thường đo sức mạnh của các cơ bàn tay và lưng. Có thể so sánh sự biến đổi đó qua dụng cụ đo lực tay. Khi đo, tay dang thẳng ngang, kim của dụng cụ ghi lực quay vào trong, lúc đầu từ số 0. Mỗi tay lần lượt bóp hết sức 3 lần.Ghi lần bóp được mạnh nhất vào trong nhật ký. Còn khi đo lực lưng, người phải cúi xuống, hai tay nắm thanh kéo ngang với đầu gối, có dây xích buộc vào cái đế sắt (hoặc gỗ) dưới bàn chân, có đồng hồ ghi lực, rồi kéo nhanh mạnh hết sức, làm 2 lần, ghi lần cao nhất. Cần đo vào các thời điểm khác nhau theo quy định trong ngày để tiện so sánh.